Quá trình vận hành của một doanh nghiệp rất phức tạp và có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển tốt, việc kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh là rất cần thiết. Như một điều tất yếu, ngành Quản trị Kinh doanh đã ra đời. Vậy ngành Quản trị kinh doanh là gì? Cùng Khoinganhkinhte.com tìm hiểu về ngành học này nhé!
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là một ngành đào tạo tất cả các kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể làm việc, thành lập và vận hành một doanh nghiệp hiệu quả, bất kể là dạng doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, chính phủ hay phi chính phủ. Bạn sẽ được học về cách thức vận hành và hoạt động của tất cả các phòng ban, mọi bộ phận trong một công ty như tài chính, hành chính, marketing, kế toán, sản xuất, hậu cần…
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về các phòng ban thì bạn cũng được học về rất nhiều kỹ năng mềm để công việc đạt hiệu quả tốt nhất như: khả năng lãnh đạo, làm việc đội nhóm, phân tích và dự báo tình hình, và còn cả vấn đề đạo đức nghề nghiệp.
Ngành Quản trị kinh doanh học gì?
Trong chuyên ngành quản trị kinh doanh sẽ bao gồm tất cả các chuyên ngành khác. Và tùy vào khả năng, năng lực và định hướng thì sinh viên quản trị kinh doanh sẽ đi chuyên sâu vào một nhánh nhỏ của quản trị kinh doanh thay vì mỗi thứ học một ít và không giỏi hẳn về lĩnh vực nào. Ngành quản trị kinh doanh gồm một số chuyên ngành dưới đây bạn có thể theo đuổi:
- Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp
- Chuyên ngành quản trị chất lượng
- Chuyên ngành thương mại
- Chuyên ngành kinh doanh quốc tế
- Chuyên ngành ngoại thương
- …
Xem thêm: Quản trị kinh doanh thi khối nào? Top 5 các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh
Những tố chất nên có của một sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã được nghe đến câu nói: “Chính thái độ chứ không phải trình độ quyết định sự thành công của bạn”. Để thành công với quản trị kinh doanh, có mức thu nhập cao thì bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kỹ năng và tố chất cũng vô cùng cần thiết.
Có đam mê
Đây là yếu tố quan trọng nhất nếu bạn muốn theo đuổi ngành này. Có đam mê thì bạn sẽ không ngại khó khăn, dầm mưa dãi nắng để trải nghiệm, học hỏi. Học ngành này mà bạn không là người chủ động tìm hiểu và tích lũy thì sẽ chẳng bao giờ thành công được cả. Học ngành này là phải trải nghiệm, phải xông pha và chấp nhận thất bại, chấp nhận vấp ngã để học hỏi. Mà nếu không có đam mê thì chắc chắn bạn sẽ không thể chống chọi lại được với khắc nghiệt của công việc.
Không sợ tính toán, con số
Nói đến kinh doanh, kinh tế, buôn bán thì không thể nào không nói tới các con số, các phép tính trong báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi. Một cách kiểm tra nhanh xem bạn có thực sự hợp với những con số không đó là xem bạn có thích các môn như toán lý hóa hay không. Nếu bạn cảm thấy yêu thích và học được các môn thuộc khối A00 này thì bạn cũng có thể tự tin với khả năng tính toán của mình và dễ dàng với ngành này hơn chút rồi đó.
Khả năng làm việc nhóm
Khi đi làm chắc chắn bạn sẽ làm việc theo tập thể, theo phòng ban của mình chứ không có công việc nào mà chỉ cần một mình bạn mà có thể làm được. Và một doanh nghiệp cũng vậy , muốn thành công được thì cần có một đội ngũ nhân viên hết mình, đồng lòng và hợp sức. Mỗi thành viên trong nhóm làm việc hỗ trợ lẫn nhau thì công việc sẽ hiệu quả hơn. Vậy nên nếu bạn là người muốn làm việc một mình, không muốn bị chi phối bởi người khác thì có lẽ quản trị kinh doanh chưa phải là ngành học phù hợp với bạn.
Cơ hội nghề nghiệp
Qua những gì đã chia sẻ ở trên thì có thể nhận thấy đây là một ngành trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức cần thiết bao gồm tất cả các chuyên ngành khác. Cũng chính vì vậy mà sau khi ra trường sinh viên có thể bắt đầu công việc ở bất kỳ ngành nào mà không sợ bị gọi “làm trái ngành” hay sợ bị nói là không có kiến thức cơ bản. Sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh nhìn chung sẽ khá dễ dàng để tìm việc làm bởi việc nào họ cũng được học rồi. Tuy nhiên cần có chuyên môn hoặc năng lực thật sự thì mới có thể duy trì và phát triển công việc đó.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên quản trị kinh doanh sẽ có khả năng thích ứng với môi trường một cách nhanh chóng và linh hoạt trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Một số công việc khởi điểm mà được nhiều sinh viên lựa chọn như:
- Chuyên viên hành chính nhân sự
- Chuyên viên kinh doanh
- Chuyên viên marketing
- Chuyên viên xây dựng và phát triển chiến lược
- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học
- …
Ngoài ra còn có rất nhiều ngành nghề khác và bạn hoàn toàn có thể dấn thân trải nghiệm. Thường thì sinh viên quản trị kinh doanh hay có “máu” kinh doanh trong người nên nhiều bạn còn lựa chọn tự khởi nghiệp.
Công việc dành cho Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh
Với những kiến thức tổng quan về điều hành doanh nghiệp và những lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở tùy theo sở thích và điểm mạnh của bạn thân, chẳng hạn như:
- Chuyên viên, quản lý kinh doanh
- Chuyên viên, quản lý marketing
- Quản lý truyền thông – Quan hệ công chúng
- Quản trị nhân sự
- Phát triển văn hóa – nhân sự (Learning & Development)
- Phân tích, quản lý tài chính – kế toán
- Chuyên gia pháp lý
- Quản lý quan hệ đối tác
- Giám đốc, quản lý điều hành bộ phận
Mức lương của ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn đang làm, vị trí bạn đảm nhiệm và tình hình công ty bạn như thế nào mà mức lương của bạn cũng có nhiều điểm khác biệt. Nhưng nhìn chung vẫn sẽ luôn tuân theo một quy tắc, đó là phải dựa vào giá trị mà bạn đem lại cho công ty là nhiều hay ít. Để bạn có cái nhìn tổng quan khi trả lời câu hỏi: “Mức lương của ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu ?“. Swinburne đã tổng hợp mức lương tại một số vị trí như sau:
- Thử việc: Dưới 3 triệu
- Nhân viên kinh doanh: Trung bình 5 – 7 triệu, biên độ dao động lương lớn do có hoa hồng cao
- Chuyên viên: từ 8 – 15 triệu
- Trưởng phòng: Từ 10 – 20 triệu
- Giám đốc: Lương phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, mức trung bình thường trên 20 triệu
- Ngoài ra, với các nhân viên kỳ cựu, giàu kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề từ 7 – 10 năm từ vị trí cấp trưởng phòng trở lên, mức thu nhập có thể lên tới 80 triệu đồng/ tháng.